Hotline: 0988 091 190 Văn phòng: Đường Giáp Lễ, Phường Hoàng Văn thụ, Thành phố Bắc Giang
Hỗ trợ 24/7
Hotline:0988.091.190
(MS Hoàng Hạ Vy)

FORBES: DỆT MAY CÓ THỰC SỰ LÀ LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM?

Có một thực tế đang diễn ra là việc làm trong ngành dệt may – lĩnh vực sử dụng lao động tay nghề thấp – đang chuyển dịch từ Trung Quốc qua Việt Nam.

Bài viết dưới đây của tác giả John Brinkley, đăng trên trang Forbes.com, đem đến cho độc giả một góc nhìn mới về ngành dệt may thế giới và Việt Nam và có thể cũng ám chỉ vì sao Việt Nam được chọn là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP.

Trong nhiều thập kỷ qua, việc làm trong ngành dệt may thường đi theo con đường có ít chướng ngại nhất. Tại Mỹ, dệt may đã từng là trụ cột kinh tế của khu vực New England. Nhưng khi người lao động tại đó bắt đầu đòi tăng lương vào những năm 1920, ngành này đã cuốn gói và di chuyển về phía nam, nơi có các công nhân dễ dãi hơn.

Dệt may đã có một quá trình phát triển lâu dài và thịnh vượng ở phía Nam nước Mỹ. Năm 1960, có khoảng 505.000 công nhân dệt may ở Nam Carolina.

Nhưng rồi những công nhân đó cũng chán mức lương thấp và điều kiện lao động dưới chuẩn ở đó, và họ lại biểu tình đòi tăng lương. Các công ty ở đó bắt đầu đóng cửa và chuyển công việc này sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Bangladesh, Mexico – nơi những người nghèo ở đó sẵn sàng làm bất kỳ việc gì để kiếm sống.

Kể từ năm 2002 đến 2012, các bang Georgia, North Carolina, South Carolina, Tennessee, Alabama và Virginia của Mỹ đã mất 59% việc làm trong ngành dệt may. Phần lớn việc làm đó được chuyển sang Trung Quốc.

Nhưng giờ thì “dòng sông lại đổi hướng”. Các công nhân dệt may tại Trung Quốc đang đòi thêm tiền công, vì thế công việc này đang chuyển sang Việt Nam, nơi các công nhân dệt may chỉ kiếm được 38% so với lương của các công nhân dệt may Trung Quốc.

Theo Cơ quan Thương mại Quốc tế, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt 7,7 tỷ USD năm 2012, đạt 8,8 tỷ USD năm 2013, và 9 tháng đầu năm 2014 đạt 9,8 tỷ USD.

Việt Nam cũng đang đặt chân sâu hơn vào thị trường giày dép của Mỹ. Xuất khẩu giày, dép các loại của Việt Nam vào Mỹ đạt 1,2 tỷ USD năm 2008 và 2,9 tỷ USD năm 2013.

Những người phản đối các hiệp định thương mại cho rằng các hiệp định đó là nguyên nhân khiến việc làm trong các ngành sản xuất của Mỹ phải chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, Mỹ chưa có thỏa thuận thương mại nào với Việt Nam.

Chưa chứ không phải là không.

Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cùng với Mỹ và 10 quốc gia khác, nhưng không có Trung Quốc – nước hiện đang thống trị thế giới về sản xuất dệt may và giày dép.

Mỹ hiện áp thuế suất từ 0,8-37,5% đối với mặt hàng dệt may và giày dép. Nếu Hiệp định TPP có hiệu lực, tất cả các mức thuế áp dụng với các nước TPP khác sẽ về 0% hoặc gần 0%.

Liệu các ngành công nghiệp trong nước của Mỹ có phản đối một thỏa thuận thương mại mà sẽ mở cửa để quần áo, giày dép Việt Nam ồ ạt đổ vào Mỹ.

Họ đã không làm thế.

Theo Hội đồng quốc gia các Tổ chức Dệt may của Mỹ, ngành dệt may nước này có khoảng 373.000 lao động, nhưng chỉ có khoảng 12.000 lao động làm trong lĩnh vực sản xuất.

Khoảng 300.000 người Mỹ làm việc trong ngành giày dép, nhưng chỉ có 3.000-7.500 trong số họ làm việc trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng đó chỉ là con số dự đoán của một quan chức Hiệp hội Các nhà phân phối và bán lẻ giày dép, còn con số thực tế có thể đã giảm xuống mức thấp đến nỗi Bộ Lao động Mỹ chẳng còn muốn thống kê nữa.

Vậy các ngành này có vấn đề gì? Có phải họ không quan tâm đến các công nhân ngành này?

Họ có. Nhưng ngành dệt may và giày dép tại Mỹ đã được chuyên nghiệp hóa đến mức các công việc của họ không thể chuyển ra nước ngoài được.

Hiện nay, ngành dệt may của Mỹ không làm ra nhiều sản phẩm áo sơ mi và váy, mà tập trung vào các ứng dụng cho các thiết bị sinh-y học, bảo tồn năng lượng, phòng ngừa chấn thương thể thao và các nhu yếu hiện đại khác.

Đây là những công việc công nghệ cao và cần những người có tay nghề cao.

Rốt cuộc, các công nhân dệt may và giày dép có tay nghề thấp của Việt Nam rồi sẽ đến lúc bắt đầu đòi hỏi nhiều hơn, được nhận nhiều tiền hơn, và các công ty của Mỹ sẽ lại tìm một số quốc gia khác có lao động giá rẻ hơn.

 

 

Bài viết liên quan
Chat Zalo
0988 091 190